VIỆN NGHIÊN CỨU CAO SU VIỆT NAM
RUBBER RESEARCH INSTITUTE OF VIET NAM

Hội nghị - Hội thảo

  Phát triển cao su vùng Tây Bắc

 

NỘI DUNG HỘI THẢO

 

PHÁT TRIỂN CAO SU TÂY BẮC

 

Thành phần: Ban quản lý Kỹ thuật thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam phối hợp và các chuyên gia đầu ngành của Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam.

 

Có 4 báo cáo tại hội thảo gồm

Tham luận của Viện trưởng Lại Văn Lâm về PHÁT TRIỂN CAO SU VÙNG TÂY BẮC và có một số đề xuất sau:

KỸ THUẬT

 

PHÁT TRIỂN CAO SU TÂY BẮC

 

Báo cáo KẾT QUẢ SƠ TUYỂN GIỐNG CAO SU TẠI MIỀN BẮC do Trưởng bộ môn Giống Lê Mậu Tuý có một số kết luận:

 

Xác nhận một số dòng vô tính thích hợp với điều kiện đặc thù. Nhiều dòng vô tính có thành tích tốt hơn so với những giống truyền thống cho vùng bất thuận là GT 1. 
- Các dòng vô tính khuyến cáo cho sản xuất:
 IAN 873, SCATC 88-13, RRIM 712, RRIC 121, RRIM 600, GT 1 và RRIV 1.
- Hạn chế trồng: PB 255, PB 260, RRIV 2, RRIV 3, RRIV 4

 

Báo cáo Một số vấn đề kỹ thuật cần quan tâm liên quan đất đai, khí hậu vùng Tây Bắc do Trưởng bộ môn Tống Viết Thịnh có một số lưu ý sau:

Khí hậu; cân bằng nước trong mùa khô; nhiệt độ thấp & sương muối; gió & sương mù; độ dốc & xói mòn.

Chống xói mòn đất

Phủ đất: việc phủ đất bằng cây xanh hay vật liệu chết (rơm, rạ, cỏ…) giảm đáng kể xói mòn và tăng dộ ẩm đất. Phủ đất cho chè dày 10 cm năng suất tăng 15,7 %, phủ dày 15 cm năng suất tăng 46,5 % chè búp.

Hố vảy cá: Là một loại bồn mở rộng về một phía dưới dốc bao quanh các cây lâu năm lớn như cao su, vải, nhãn, bơ, xoài, chè,… Trên nương chè ở Phú Thọ làm hố vảy cá với khoảng cách từ 6 x 6m đến 2 x 2m cho tăng năng suất chè từ 10-12%, nếu sử dụng hố vảy cá kết hợp với tủ nilon năng suất chè tăng đến 37% (Nguyễn Văn Bản, 1995).

 

Báo cáo ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU RÉT CỦA CÁC GIỐNG CAO SU TẠI VÙNG NÚI PHÍA BẮC của Phó trưởng bộ môn Giống Vũ Văn Trường

Qua đợt rét rét lịch sử, có một số ghi nhận như sau:

P Một số dvt phổ biến như PB 260, RRIV 3 và RRIV 4 bị hư hại hoàn toàn.

P Yếu tố địa lý cũng có tác động rất lớn đến khả năng chịu rét của cây cao su. Những vùng thấp hoặc khuất gió có mức độ thiệt hại thấp. Hầu hết dvt bị thiệt hại nằm ở vùng có cao trình > 600 m và vùng trống gió.

 

Đề nghị:

Cần có những công trình nghiên cứu về các lĩnh vực như giống và các biện pháp kỹ thuật khác để có những kết luận chính xác cho việc trồng cao su tại vùng núi phía Bắc.

 

...